1. Tráp trầu cau
Dù là lễ ăn hỏi 5, 7, 9 hay 11 tráp thì tráp trầu cau vẫn luôn là lễ vật quan trọng không thể thiếu. Lễ vật cau trầu được lựa chọn kỹ lưỡng từ buồng cau nguyên quả to, tròn, đẹp, lá trầu xanh mơn mởn được tết thành hoa trầu đẹp mắt, trang trí thêm hoa cau (tùy từng mùa). Cành vạn tuế uốn thành hình trái tim tạo điểm nhấn giúp tráp cau trở nên ấn tượng, thể hiện tình cảm son sắt của cặp đôi.
2. Tráp rượu thuốc
Rượu thuốc là bộ đôi lễ vật không thể thiếu trong bất kì đám hỏi nào. Tráp rượu thuốc được trang trí hoa tươi đẹp mắt với sự kết hợp 3 chai rượu được xếp ở đằng trước và 3 cây thuốc ở phía sau. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng rượu thuốc của cửa hàng hoặc gửi rượu thuốc của bạn.
3. Tráp hoa quả
Là tráp to và nặng nhất. Được sử dụng đa dạng loại quả và màu sắc kết hợp trang trí hoa tươi hoặc trang trí Rồng Phượng – thể hiện sự uy quyền, mạnh mẽ. Tùy tay thợ làm mà mẫu Rồng Phượng mỗi bên một khác.
4. Tráp mứt hạt sen
Với lễ ăn hỏi 7 tráp thì tráp mứt hạt sen sẽ được tách thành một mâm riêng, không kết chung với chè. Tùy theo nhu cầu của mỗi gia đình có thể lựa chọn số suất trong mâm tráp sen là 25, 50, 75,.. hay 100 suất chia. Vỏ hộp sen có thể là vỏ cầu vàng truyền thống, vỏ giấy hồng hiện đại hay vỏ hộp gấm vàng cao cấp,.. với nhiều kiểu trang trí khác nhau tùy theo yêu cầu của mỗi gia đình.
5. Tráp chè
Chè được đóng túi nhỏ hút chân không, thông thường 1 tráp chè gồm 100 suất chia. Tuy nhiên tùy nhu cầu của từng gia đình mà số suất trong tráp chè có thể là 25, 50, 75,.. hay 100 suất. Mỗi suất sẽ được đóng trong vỏ hộp chè cầu đỏ truyền thống, vỏ hộp giấy đỏ hiện đại hay vỏ hộp gấm đỏ sang chảnh.
6. Tráp bánh cốm
Bánh cốm Hàng Than là đặc sản lâu đời của Hà Nội. Từ lâu nó đã được sử dụng trong lễ vật ăn hỏi. Được làm từ những hạt lúa non giữ trọn hương vị ngọt ngào của bánh, cốm màu xanh nhưa là một sự no – đủ – đầy thay cho lời chúc phúc cho cuộc sống sau này của cặp đôi. Tương tự như tráp chè, tráp sen thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn số suất cho tráp bánh cốm: 25, 50, 75 hay 100 suất chia…
7. Tráp bánh phu thê
Tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thủy, son sắt. Cùng với bánh cốm, bánh phu thê Hàng Than cũng là đặc sản lâu đời của Hà Nội nên được sử dụng nhiều trong tráp lễ ăn hỏi. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn số suất cho tráp bánh phu thê: 25, 50, 75 hay 100 suất chia…
8. Tráp xôi gấc
Sự kết hợp giữa xôi nếp cái hoa vàng cùng màu đỏ may mắn của gấc giúp mâm xôi gấc trở nên bắt mắt và sang trọng hơn. Xôi được đồ tỉ mỉ thành hình trái tim cực kì đẹp mắt. Thông thường, tráp xôi thành phẩm khoảng 8-10kg.
9. Tráp lợn quay
Lợn sữa quay thể hiện sự giàu sang và thịnh vượng. Thành phẩm lợn sau khi quay từ 6-8kg là vừa. Sử dụng nơ kết hợp cùng chữ hỷ để trang trí cho mâm lễ lợn sữa thêm sang trọng.
Đặc biệt, theo phong tục truyền thống của miền Bắc. Ngoài lễ ăn hỏi 9 tráp thì nhà trai cần chuẩn bị thêm một lễ dẫn cưới nhỏ – gọi là tráp dẫn lễ. Đây chính là phần tiền thách cưới nhà gái yêu cầu từ nhà trai trước khi đón cô dâu về. Nó thể hiện sự kính trọng của nhà trai đối với công ơn sinh thành và dưỡng giục của nhà gái. Lễ dẫn cưới này sẽ được đặt trong 1 tráp nhỏ và được đích thân mẹ chú rể trao tay mẹ cô dâu trước sự chứng kiến của quan viên 2 họ.
Bạn yên tâm, Cưới Hỏi Happy đã chuẩn bị chu đáo lễ vật dẫn lễ cho bạn như một phần “Quà Tặng” thay cho lời chúc phúc cho mỗi cặp đôi khi bạn đặt tráp ăn hỏi lễ của chúng tôi.
COMBO 9 TRÁP ĂN HỎI :